Làm sao để học ngôn ngữ tốt hơn bằng hệ thống viết nhật kí bullet journal?
Tại sao phải dùng bullet journal?
Bullet journal giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về những gì cần phải phát huy và những gì cần phải làm để học môn ngôn ngữ. Rất nhiều người trong chúng ta luôn mang theo một quyển sổ nhỏ nhỏ để ghi chú về thời gian. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn viết nhật kí bullet journal một cách đơn giản, ít tốn kém về tiền bạc lẫn thời gian.
Inspiration:
Dụng cụ:
Một quyển sổ dễ thương (khổ A6 hoặc A8). Mình thích sử dụng sổ của thương hiệu Muji, Leuchtturm1917, Moleskine. Muji là thương hiệu rẻ nhất vì nó khoảng 3.50$ (khoảng 80 ngàn vnđ). Còn nếu các bạn thích ăn hàng hoặc uống trà sữa/ starbucks hằng ngày, mua một quyển sổ Moleskine và Leuchtturm (khoảng 300-600 ngàn vnđ) sẽ làm ngân sách hàng tháng của bạn bị ao hẹp. Nói chung là sổ nào cũng được nếu bạn không quá khó tính. Còn mình thì mình thích chi tiền một chút cho đồ dùng học tập vì nó khuyến khích mình phải “cày" nhiều hơn.
Một vài cây bút bi
Trang đầu:
Tiêu đề của quyển sổ hoặc tên của bạn (Get Better at English hoặc “Linh’s Journey to Perfect English", “TOEFL Prep" ).
Table of Contents (danh mục)
Các bạn không phải ghi số trang dành cho các danh mục. Table of Contents theo mình nghĩ chỉ là một cái list để bạn có thể kiểm soát được những thứ cần organize trong một tháng. Theo mình thấy, để thiết kế nhật kí để học ngôn ngữ thì mỗi tháng nhật kí của bạn sẽ có những trang giống nhau như (mình sẽ cho các bạn ví dụ cụ thể về mỗi hạng mục sẽ nhìn như thế nào :
- Important dates — những ngày quan trọng :
Nếu các bạn học lớp tiếng Anh online của mình thì nên ghi ra những ngày quan trọng theo syllabus mình đã thiết kế cho mỗi bạn. Ví dụ như ngày thi, ngày tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh, số giờ học tiếng Anh
2. Motivation — trang động lực mỗi tháng (optional- nhưng nếu bạn làm, nó sẽ giúp bạn giải stress và có thêm động lực)

Nếu bạn có thời gian rảnh, mỗi tháng bạn nên bắt đầu một trang motivation như hình trên. Bạn có thể chỉ cần ghi tháng rồi thêm một số hình trang trí. Nếu bạn siêng thì làm một trang kế bên về mục tiêu của tháng mới, những việc cần làm để phát huy trình độ tiếng Anh.
3. Study Tracker :
Nếu như bạn là người ghét chi tiết và hay cảm thấy stress khi phải tạo một to-do list, bạn có thể làm một cái study tracker như mình. Đây là study tracker cho môn Computer Science của mình. Mỗi ngày của tháng, mình sẽ ghi lại những gì mình đã làm đc để trở thành một programmar tốt hơn. Cái này dành cho những bạn thích tự giác.

Nếu như bạn là người phải có một thúc đẩy để hoàn thành một việc gì đó, thì bạn có làm một cái study tracker như này. Ví dụ như mình đang học 18 tín chỉ ở trường trong một học kì, mỗi ngày mình phải chi ra cho việc học là 6 giờ đồng hồ. Mình vẽ một thanh và tô dần trong ngày cho đến khi mình học đủ 6 giờ đồng hồ mỗi ngày. Cách này khá tốt với những bạn còn chưa tự giác. Điểm trừ lớn là bạn phải mang quyển sổ này ở mọi nơi. Hoặc có những app như Attain sẽ giúp bạn track số giờ đồng hồ học một môn nào đó. Với phương pháp này, mình còn ghi ra reflection trong ngày. Ví dụ như hôm đó mình cảm thấy productive, mình sẽ ghi một dòng nho nhỏ về đó. Nếu như hôm đó mình hay lên fb và không tập trung, mình sẽ ghi lại.


Đây là một cái study tracker khác. Nhưng cái này đòi hỏi bạn phải cực kì chi tiết.

4. Progress (điểm số — số lần nói tiếng Anh với người bản xứ hoặc với bạn bè — ) :

5. Bài viết nhật kí :
Mình khuyến khích các bạn viết nhật kí càng nhiều càng tốt và đặc biệt các bạn nên viết bằng tiếng Anh. Mình biết có nhiều bạn còn bỡ ngỡ với tiếng Anh. Nhưng mỗi tuần mình sẽ cho một chủ đề để bạn viết. Với những bạn mới bắt đầu, bạn hãy dùng grammarly và google dịch thoải mái. Nhưng quan trọng là bạn phải biết đc chỗ nào cần sửa sai và những kĩ năng bạn cần bổ sung (ngữ pháp, từ vựng,..)
- Kể về hoạt động của bạn tại câu lạc bộ tiếng Anh/ công ti/ trường lớp
- Tóm tắt lại một bài viết/ bài báo hay
- Viết về self-improvement (time management, quản lí stress, quản lí thời gian,….)
- Tóm tắt lại một bộ phim
6. Reflection hàng tháng:

Ghi lại những gì tốt đã xảy ra trong quá trình học tập, những câu hỏi hay thắc mắc, cách để phát triển
Ghi lại những điều tốt về cá nhân hay những gì cần phải phát triển cho bản thân.
Nên:
Sử dụng bullet journal ít nhất 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp bạn giải toả căng thẳng mà còn giúp bạn sắp xếp mục tiêu và cuộc sống.
Tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ như ipad, máy tính để sắp xếp thời gian và học tập. Nhiều người còn làm bullet journal trên ipad nữa.
Source : google, youtube, @focusign